Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GMC của Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn. Lý do là công ty này đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong từ một năm trở lên,...
Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GMC của Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn. Lý do là công ty này đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong từ một năm trở lên, theo quy định về trường hợp hủy niêm yết bắt buộc.
Cụ thể, trên báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên soát xét năm 2024, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) xác nhận Garmex Sài Gòn đã ngưng sản xuất từ tháng 5/2023 đến ngày 15/8/2024. Công ty không phát sinh doanh thu và chi phí sản xuất đơn hàng, chỉ phát sinh một số chi phí không đáng kể cho nhân viên.
Cổ phiếu GMC của Garmex Sài Gòn bị hủy niêm yết bắt buộc (Ảnh: GMC).
Trong một báo cáo khác gửi lên HoSE hồi đầu tháng 12 này, Garmex Sài Gòn cũng một lần nữa xác nhận đã tạm ngừng sản xuất, không phát sinh doanh thu do thiếu đơn hàng để hoạt động từ tháng 5/2023 đến nay, tức hơn 18 tháng.
Mặc dù không có doanh thu do thiếu đơn hàng nhưng công ty cho biết vẫn phát sinh chi phí may mặc. Cụ thể, năm 2023, do đơn giá thấp, không có đơn hàng nên công ty chỉ tạm thời bị tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Trong thời gian bị tạm ngừng sản xuất, công ty đã cơ cấu lại lao động, chỉ giữ lại một số nhân viên bộ phận gián tiếp và trực tiếp như kinh doanh - kế hoạch, kỹ thuật, kế toán, kho, cơ điện, go88 hit máy móc thiết bị để quản lý tài sản, w88 com vn hàng tồn kho và tiếp tục tìm kiếm đơn hàng.
Trong quý III và IV năm nay,tải go88 công ty chưa có đơn hàng may mặc, nhưng có may mền (chăn) và kinh doanh nhà thuốc nhưng doanh thu không đáng kể.
Garmex Sài Gòn cho biết, trong tương lai, nếu điều kiện thuận lợi công ty sẽ khôi phục lại sản xuất kinh doanh chính. Hiện doanh nghiệp cùng cổ đông lớn đang tìm đối tác châu Âu, Mỹ để có đơn hàng khôi phục lại ngành may.
Về kế hoạch khôi phục lại ngành may,Tài xỉu go88 công ty đang tiếp xúc với khách hàng. Nếu có đơn hàng, công ty dự kiến sẽ triển khai may tại nhà máy Quảng Nam vào tháng 3/2025 và nếu thuận lợi thì dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ khôi phục sản xuất tại nhà máy Quảng Nam với 1.200 lao động.
Khó khăn của "ông lớn"
Garmex Sài Gòn được thành lập vào năm 1976, là doanh nghiệp có truyền thống lâu đời tại TPHCM. Công ty sản xuất các loại hàng may mặc công nghiệp với sản phẩm chính là quần áo may sẵn; sản xuất giường, tủ bằng vật liệu vải.
Doanh thu của Garmex Sài Gòn đến từ 2 nguồn chính là nội địa và xuất khẩu. Từ năm 2021 trở về trước, doanh thu phần lớn đến từ xuất khẩu. Từ năm 2022, doanh thu nội địa là chủ yếu, phần lớn đến từ việc bán hàng cho Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Gilimex (mã chứng khoán: GIL).
Khó khăn bắt nguồn từ việc trong tháng 12/2022, Gilimex có đơn kiện Amazon Robotics LLC (Amazon), đòi bồi thường 280 triệu USD (khoảng 6.600 tỷ đồng).
Gilimex là đối tác chính của Amazon giai đoạn 2014-2022, đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho bằng thép và vải dùng để chứa hàng hóa của Amazon. Tuy nhiên, Gilimex cáo buộc Amazon đã vi phạm cam kết khiến công ty gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex với tổng giá trị đơn đặt hàng lên đến 146,6 triệu USD vào năm 2021. Để đáp ứng nhu cầu của Amazon, Gilimex bỏ qua các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear.
Vụ việc này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Gilimex và đồng thời làm Garmex Sài Gòn - đơn vị đối tác bị ảnh hưởng theo, khi một phần doanh thu phụ thuộc vào các đơn hàng từ Gilimex.
Năm 2022, lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, lợi nhuận cả năm của Garmex Sài Gòn lỗ khoảng 66 tỷ đồng. Doanh thu cũng giảm 73% xuống còn 292 tỷ đồng, mất mốc doanh thu nghìn tỷ đồng mà doanh nghiệp duy trì được suốt 9 năm liên tiếp (từ 2012).
Lũy kế 9 tháng qua, doanh thu của Garmex chỉ đạt hơn 474 triệu đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp gấp nhiều lần doanh thu, khiến công ty lỗ gần 8 tỷ đồng. Lỗ lũy kế gia tăng lên gần 82 tỷ đồng.
Garmex Sài Gòn cũng liên tục cắt giảm lao động trong thời gian qua. Nếu như trước dịch, công ty có những thời điểm duy trì nhân viên khoảng 4.000 người thì đến nay, con số này đã giảm đáng kể. Tại ngày 30/10, công ty còn 31 người.